WeChat là một trong những ứng dụng rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Ứng dụng này từng được ra mắt vào năm 2011 và hiện có hơn 1,2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới.
Đây là siêu ứng dụng vì thông qua WeChat người dùng có thể chia sẻ hình ảnh, thanh toán hoá đơn điện nước, đi taxi, nhận tin tức, đặt lịch hẹn với bác sĩ…. Có thể nói WeChat đang ngày càng trở nên vững chức tại thị trường Trung Quốc. Các công ty và trường học sử dụng WeChat Work, một nền tảng trực tuyến tương tự Zoom được tích hợp với ứng dụng WeChat ngày càng nhiều. Đặc biệt trong tình hình đại dịch bệnh như hiện nay, mã thanh toán QR WeChat đã được sử dụng hơn 140 tỷ lần.
(Ảnh minh hoạ)
Thế nhưng, WeChat lại đang bị nghi vấn thu thập dữ liệu người dùng và các cơ quan chức năng ở Trung Quốc kiểm duyệt nội dung. Ngoài việc bị gỡ những nội dung được cho là nhạy cảm, nhiều người cho biết WeChat thường xuyên có chặn các tài khoản thảo luận về các vấn đề như đại dịch hoặc vi phạm nhân quyền. Một sinh viên Trung Quốc đang học ở Australia cho biết họ đã rất sốc và bối rối khi tài khoản của mình bị khoá vì đăng những bình luận chỉ trích cách chính phủ xử lý dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán. Thậm chí có người còn bị bắt để thẩm vấn sau khi chỉ trích chính sách đối ngoại của Trung Quốc trên WeChat.
Trước những nghi vấn nhà chức trách có thể truy cập và kiểm soát nội dung trên ứng dụng, một số người dùng đòi tẩy chay WeChat tại Trung Quốc. Số khác chuyển sang dùng Telegram và Signal tại Trung Quốc. Bởi hai ứng dụng này sử dụng phương thức mã hoá đầu cuối nhằm ngăn chặn truy cập nào của bên thứ ba vào liên lạc giữa người gửi và người nhận.
Theo chia sẻ của Fergus Ryan, nhà phân tích tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, WeChat chỉ sử dụng phương thức mã hoá phía máy khách, cho phép Tencent truy cập toàn bộ dữ liệu giữa người gửi và người nhận. Ryan nói thêm: “Trò chuyện qua WeChat giống việc bạn viết một lá thư và đưa nó cho WeChat vận chuyển. Tuy nhiên, WeChat lại có chìa khoá an toàn để mở lá thư đó. Nếu muốn, họ hoàn toàn mang lá thư này về văn phòng, đọc và biên soạn lại theo ý mình thích, sau đó lại đặt nó vào một hộp khác và vận chuyện đến người nhận”.
Trước đó, hồi tháng 10/2020 chính quyền Tổng thống Trump cũng đã yêu cầu WeChat rút khỏi Mỹ vì lý do này. Ứng dụng TikTok cũng không ngoại lệ, cũng bị cấm ở Mỹ. Thế nhưng hai lệnh cấm này đều bị phản đối tại toà án Mỹ và hiện chưa có hiệu lực.