Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

Đại diện BizFly Cloud: Ở Việt Nam, nhiều nhà cung cấp sử dụng từ Cloud để marketing sản phẩm

Theo khảo sát của Viện giá trị doanh nghiệp IBM (IBV), các doanh nghiệp Việt Nam đang có kế hoạch tăng tỷ lệ chi tiêu cho mảng đám mây từ 41% lên 43% vào năm 2023. Báo cáo của IBV cũng đưa ra dữ liệu có đến 56% doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng nền tảng quản lý đám mây. Tuy nhiên chỉ 2% đi đầu trong việc ứng dụng và 12% doanh nghiệp cho biết đang có chiến lược quản lý đa đám mây toàn diện. 33% giám đốc IT tại Việt Nam cho biết họ đang tìm kiếm nền tảng quản lý đám mây phù hợp để cái thiện khả năng vận hành để đảm bảo chi phí.

Tại sự kiện Internet Day diễn ra tại Hà Nội, ông Phạm Đăng Sa, Trưởng phòng nghiên cứu phát triển BizFly Cloud – VCCorp đã chỉ ra những xu thế sử dụng của khách hàng trong định hướng phát triển dịch vụ đám mây tại Việt Nam. Theo ông Phạm Đăng Sa, một báo cáo của Bộ TTTT cho thấy, số lượng nhà cung cấp Cloud trong nước chỉ chiếm 20% thị phần trong khi các nhà cung cấp nước ngoài chiếm đến 80%.

Một trong số các rào cản dẫn đến hiện thực trên là người dùng Cloud chưa thực sự làm chủ chuyên môn kỹ thuật, họ phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp, thậm chí nhà cung cấp còn hỗ trợ triển khai rất nhiều từ việc cài đặt và cấu hình các dịch vụ cơ bản. Điều này đi ngược với bản chất của Cloud là Self-service, nghĩa là người dùng chủ động làm việc trên nền tảng đó. 

Để giải quyết vấn đề này, các nhà cung cấp nước ngoài như AWF, Google, Microsoft Azure đều có các khóa học thậm chí có các chứng chỉ liên quan đến dịch vụ Cloud. Theo đánh giá chung của rất nhiều người sử dụng điện toán đám mây trên thế giới thì việc sử dụng Cloud rất khó, ví dụ như AWS có hàng trăm dịch vụ cần thời gian để học, làm quen và sử dụng.

Trong khi đó tại Việt Nam, các nhà cung cấp điện toán đám mây cung cấp dịch vụ chưa đầy đủ. Rất nhiều nhà cung cấp trong nước chỉ cung cấp máy ảo, nhưng khi khách hàng có nhu cầu cao từ platform service hay software service thì lại có rất ít nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu đó. Nhiều nhà cung cấp sử dụng từ Cloud để marketing sản phẩm nhằm câu kéo khách hàng, dẫn đến việc khách hàng hiểu sai về bản chất của Cloud.

Về tốc độ phát triển, theo ông Phạm Đăng Sa, các nhà cung cấp ở VN chưa theo kịp xu hướng của thế giới do chưa thật sự đầu tư về nhân lực cho mảng này.

Trong vài năm gần đây từ khóa DevOps được sử dụng rất nhiều, DevOps là quy trình khép kín từ phát triển sản phẩm đến vận hành, nghĩa là các developer vừa phát triển sản phẩm vừa vận hành các sản phẩm đó. Nếu ngày xưa các developer phải học từ phần hạ tầng, quản lý dịch vụ như thế nào thì giờ đây các DevOps Engineer thông qua các dòng code có thể quản lý và cấu hình các resource (tài nguyên) trên Cloud một cách dễ dàng.

Trước đây việc phát triển ứng dụng theo dạng monolithic, các dịch vụ được đóng gói chung thành 1 ứng dụng lớn nên việc phát triển tính năng mới hay khả năng mở rộng khi cần thiết rất khó. Vài năm gần đây, kiến trúc microservice (chia 1 ứng dụng lớn thành các dịch vụ nhỏ) nổi lên và các nhà phát triển ứng dụng đang áp dụng mô hình này. Do đó việc phát triển độc lập các dịch vụ rất dễ dàng. 

Năm 2013, Docker Inc phát hành phiên bản mã nguồn mở của docker giúp triển khai việc đóng gói các ứng dụng theo container một cách linh hoạt. Và để vận hành các microservice trên nền container, thông thường các DevOps Engineer sử dụng Kubernetes như một Orchestrator.  

BizFly Cloud và các giải pháp cho khách hàng

BizFly Cloud phát triển công cụ hỗ trợ API để các developer dễ dàng thao tác trên giao diện lập trình hay các giao diện dòng lệnh, thông qua các tool để định nghĩa các hạ tầng và dịch vụ của mình. Ví dụ, kỹ sư A đang làm việc cho một công ty thiết lập các service với nhiều tài nguyên (server, load balancer, storage,...). Khi kỹ sư A nghỉ, người sau có thể không hiểu hết được hạ tầng đã cấu hình như thế nào, Terraform ở đây sẽ giải quyết việc đó bằng định nghĩa hạ tầng theo các dòng code. Khi kỹ sư A nghỉ thì kỹ sư B tiếp nhận chỉ cần follow Terraform là có thể hiểu toàn bộ hạ tầng đã được triển khai ra sao. BizFly cũng đã phát triển Terraform Provider để giúp người dùng quản lý hạ tầng một cách dễ dàng hơn.

Theo ông Phạm Đăng Sa, hiện nay BizFly Cloud đã đạt chuẩn 5 đặc tính của Cloud. Các khách hàng của BizFly Cloud hiện đang được bảo vệ trên tầng an ninh chạy ngầm 24/7 cho hệ thống các trang báo mạng lớn nhất hiện nay (Kenh14, CafeF, CafeBiz, Afamily..), đi kèm với các giải pháp tư vấn để doanh nghiệp có thể tự ứng phó trước các sự cố nhạy cảm. 

BizFly Cloud trực thuộc VCCorp - hiện là đối tác đám mây chiến lược của nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, Đất Xanh Miền Bắc, Thu Cúc, Ahamove, Sapo, VNtrip…

Để nhằm phục vụ tốt hơn người dùng Việt cho các nhu cầu công nghệ từ cơ bản đến đặc thù, tận dụng tối đa thế mạnh về đường truyền, bảo mật dữ liệu trong nước, BizFly Cloud hiện đã phát triển thành công gần 20 giải pháp đám mây: Cloud Server, CDN, Simple Storage, Load Balancer, VPN, Kubernetes, DNS, Auto Scaling, VPN, Call Center...

Độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể đăng ký dùng thử và nhận ưu đãi hấp dẫn tại: https://bizflycloud.vn/

Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888

BizFly Cloud - Nâng cấp hạ tầng - Nâng tầm doanh nghiệp

 

Sử dụng Node.js dễ dàng cho lập trình viên trên máy chủ ảo

(Techz.vn) Độ phát triển của Node.js trong nhiều năm trở lại đây được ghi nhận là vô cùng nhanh. Để phục vụ tốt hơn người dùng tại Việt Nam, máy chủ Cloud Server do BizFly Cloud phát triển cũng hỗ trợ việc triển khai các ứng dụng Node.js lên một cách nhanh chóng.

Let's block ads! (Why?)